CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ NĂM 2020 TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ CƠ HỘI CHO CẢNG BIỂN NAM TRUNG BỘ
Miền Trung - Tây Nguyên là nơi có điều kiện khí hậu lý tưởng nhất cho các dự án năng lượng mặt trời và điện gió. Cùng với các chính sách khuyến khích của Chính phủ và chính quyền các địa phương, khu vực này đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Các dự án điện gió ở Đắk Lắk cũng như khu vực Tây Nguyên sẽ là bước ngoặt trong lộ trình phát triển ngành điện gió cũng như khả năng làm chủ công nghệ phong năng.
Khởi đầu là trang trại phong điện Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng gió HBRE tại thôn 4, xã Dliê Yang, huyện Ea H’leo, chính thức thi công từ tháng 10-2017, với công suất 28,8 MW, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng (giai đoạn 1). Để thực hiện dự án, chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn chủ quan do đây là dự án đầu tiên của tỉnh cũng như của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn bởi một số hộ dân vùng dự án chưa hợp tác. Sau 2 năm xây dựng, một trang trại điện gió đã được hình thành trên đồi Dliê Yang. Nhìn từ xa, nhiều người sẽ ngỡ ngàng, thích thú với những tuabin, cánh quạt khổng lồ hiện ra giữa vùng đất đỏ bao la lộng gió.
Tiếp đến là trang trại điện gió tại xã La Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Tập đoàn HBRE phối hợp cùng Tập đoàn Super Energy Corporation (Thái Lan) đã tổ chức lễ động thổ giai đoạn 1 dự án Trang trại Phong điện HBRE Chư Prông - Đây là dự án điện gió đầu tiên được khởi công xây dựng ở Gia Lai vào sáng ngày 29/11 vừa qua. Dự án Trang trại Phong điện HBRE Chư Prông (giai đoạn 1) được thực hiện trong thời gian 12 tháng, dự kiến tháng 12-2020 bắt đầu phát điện và hòa lưới 110kV Diên Hồng-Chư Sê. Tiếp đó, Tập đoàn HBRE dự kiến tiếp tục triển khai và hoàn thành giai đoạn 2 trước tháng 11-2021 cũng với công suất 50MW.
Được biết từ năm 2012 đến nay, Tập đoàn HBRE đã triển khai và đưa vào vận hành thành công các dự án phong điện ở các tỉnh, như: Đak Lak (28,8MW), Phú Yên (GĐ1-200MW); Hà Tĩnh (120MW); Vũng Tàu (GĐ1-500MW) và hiện tại là Gia Lai. HBRE Group là nhà đầu tư hiệu quả các dự án điện gió tại Việt Nam. Trước đó, HBRE group đã đầu tư và đưa vào khai thác Trang trại phong điện Tây Nguyên tại các xã Dilê Yang – Ea sol-Ea Hiao, huyện Ea H’Leo tỉnh Đăk Lăk với công suất 28,8 MW. Tại Phú Yên, Trang trại điện gió An Thọ của HBRE cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung giai đoạn 1 vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Dự án có quy mô giai đoạn 1 công suất 200 MW, tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Hiện nhà đầu tư nỗ lực hoàn tất các thủ tục để khởi công xây dựng dự án vào cuối quý I/2020.
Các dự án điện gió này sẽ là cơ hội cho các khối Cảng Nam Trung Bộ khi được xây dựng tại các tỉnh Tây Nguyên. Việc vận chuyển các thiết bị điện gió là thách thức đối với các khối Cảng và nhà đầu tư sẽ phải tính toán kĩ chiến lược vận chuyển trong chuỗi dịch vụ Logistics trọn gói của các Cảng để có được chi phí tối ưu nhất cũng như đảm bảo an toàn cho các lô hàng thiết bị điện gió, những vấn đề các nhà đầu tư sẽ cân nhắc bao gồm: Vận chuyển đường biển, Khả năng xếp dỡ, Vận chuyển đường bộ, Tuyến đường và bãi tập kết thiết bị, v...v..
Cảng Quy Nhơn là đơn vị đã có kinh nghiệm trong việc xếp dỡ các thiết bị điện gió, gần đây nhất là các thiết bị điện gió dự án điện gió Phương Mai 3. Ngoài ra, nhờ có tuyến đường 19B mới (dự kiến hoàn thành năm 2020) mà Cảng Quy Nhơn có 1 lợi thế đặc biệt về cung đường vận chuyển, các bãi tập kết cũng như thời gian vận chuyển.
Bài Viết Liên Quan
Danh Mục
- 0773892389
- 0256.3892389